Chú thích Sầm_Tham

  1. Theo Trần Trọng San (Thơ Đường, tr. 30), thì nhà Đường có 4 thời kỳ: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905).
  2. Gọi là phái Biên tái, vì thi nhân trong phái thường tả toàn những cảnh bi hùng nơi biên ải. Phong trào này được khởi xướng từ thời Nam-Bắc triều và Sơ Đường; song tới thời Thịnh Đường, sau khi An Lộc Sơn nổi dậy, các tiểu quốc phương Bắc thay phiên nhau quấy nhiễu biên cương, nó mới phát triển mạnh mẽ. Các thi nhân có tâm huyết bỗng thấy sự "ngâm hoa vịnh nguyệt" không hợp thời nữa, và họ chủ trương dùng ngòi bút hào hùng để báo quốc là một, quét sạch phong khí ủy mị là hai. Thơ của họ đều là những tráng ca, lời lẽ khảng khái mà tình cảm nồng nàn. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê, trong phái Biên tái có nhiều người, nhưng đáng kể có: Sầm Than, Cao ThíchVương Xương Linh (Đại cương văn học Trung Quốc, tr. 427-428).
  3. Theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 80), và Trần Lê Bảo trong Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1529).
  4. Theo Thơ Đường (tập I), tr. 328.
  5. An Tây là vùng biên giới giữa hai tỉnh Cam TúcTân Cương. Đây là một vùng sa mạc mênh mông hoang tàn, lạnh lẽo (theo Dịch Quân Tả, tr. 436).
  6. Sầm Than và Đỗ Phủ là đôi bạn thân, có làm thơ đề tặng nhau (theo Dịch Quân Tả, tr. 439).
  7. Các sách dùng để tham khảo đều không cho biết Sầm Than đã phạm lỗi gì.
  8. Nguyên văn là "khốn quẫn" (Dịch Quân Tả, tr. 435).
  9. Theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 79.
  10. Trích trong Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 80). Trần Lê Bảo trong Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1529) có chung nhận xét.
  11. Giới thiệu bài thơ "Tẩu Mã xuyên hành...", học giả Nguyễn Hiến Lê có lời khen rằng: "Ông thật đa tài, nhiều sáng kiến, đặt ra lối gieo vần mới, như trong bài này. Câu nào cũng có vần, hai câu đầu một vần, rồi cứ ba câu lại đổi vần" (tr. 436).
  12. Qua là một thứ binh khí (Nguyễn Hiến Lê, tr. 438).
  13. Ngũ hoa, liên tiền đều là tên ngựa (Nguyễn Hiến Lê, tr. 438).
  14. Chép theo Nguyễn Hiến Lê, tr.438-439.
  15. Mục Túc là một trong năm phong hỏa đài ở ải Ngọc Môn, thuộc tỉnh Tân Cương.
  16. Tìm đọc các bài thơ khác của Sầm Than trên intrenet.

Liên quan